Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

CEO của Facebook được nuôi dạy thế nào?

Mark Zuckerberg sinh năm 1984, là một trong hai tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ và đang sở hữu khối tài sản có giá trị 13,5 tỷ USD. Năm 2010, Giám đốc điều hành (CEO) của Facebook đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là “Nhân vật của năm 2010”.
Gia đình của Mark Zuckerberg.
Sớm tiếp xúc với máy tính
Cha của Mark Zuckerberg, một nha sĩ nói rằng, cậu bé được tiếp xúc với máy tính từ rất sớm vì hay đến văn phòng của cha. Điều đó đã khơi dậy sự đam mê của cậu bé với công nghệ. Ông cho rằng, các bậc cha mẹ cần ủng hộ thế mạnh và đam mê của trẻ với sự cân bằng giữa "học và chơi".
Ông Zuckerberg nói rằng ông đã trang bị máy tính cho văn phòng làm việc của mình từ năm 1985, trong khi đó con trai ông, CEO của Facebook sinh năm 1984 và lớn lên trong ngôi nhà, nơi ông đặt phòng nha ở Dobbs Ferry, một ngôi làng trong thị trấn Greenburgh, thành phố New York.
"Những đồ chơi cho Mark cũng thuộc dạng công nghệ cao, gồm chiếc Atari 800 đi kèm với một chiếc đĩa dành cho lập trình. Tôi nghĩ rằng Mark có thể quan tâm nên đã truyền đạt kiến thức ấy cho nó, từ đó Mark cất cánh. Mark có một cuốn sách về lập trình, nhưng khả năng lập trình thì phần lớn là do tự học", cha của Giám đốc điều hành Facebook nói.
Không áp đặt con cái
Khi ông kể chuyện dạy con trong một chương trình phát thanh trực tiếp, rất nhiều bậc cha mẹ đã gọi điện đến xin lời khuyên của ông về cách nuôi dạy con.
Mark lúc 5 tuổi, được cha cậu miêu tả là có ý chí rất mạnh.
Ông Zuckerberg chia sẻ: Có lẽ điều mà vợ chồng tôi đều tin tưởng là thay vì áp đặt con cái hoặc chỉ đạo cuộc sống con cái theo một hướng nhất định nào đó, hãy nhận ra thế mạnh của chúng và ủng hộ thế mạnh đó, cũng như hỗ trợ những gì mà đứa trẻ đam mê.
Ông cũng không ủng hộ roi vọt nhưng các bậc cha mẹ cần truyền đạt những điều gì mà họ không thích từ sớm để đứa trẻ có thể hiểu được cảm xúc của họ, điều gì nên làm và không nên làm.
Zuckerberg nói rằng ông không ủng hộ cách dạy con kiểu "mẹ Hổ" trong cuốn sách bán chạy gần đây (Battle Hymn of the Tiger Mother), trong đó có khuyên thúc đẩy trẻ tới thành công bằng cách hạn chế các hoạt động ngoại khóa. Ông cũng không muốn vẽ chân dung mình như một chuyên gia về nuôi dạy con nhưng ông cho biết: Tôi nghĩ rằng cực đoan dưới mọi hình thức trong nuôi dạy con cái đều không tốt. Trẻ con cần phải được nuôi dạy toàn diện, được học và được chơi.
Ông nói Mark là một học sinh giỏi với một năng khiếu bẩm sinh về toán và khoa học, là một cậu bé ưa sự yên tĩnh, không thích tự hào về thành tích của mình. Khi Mark được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm vào năm ngoái, anh đã nói với cha mình: đó là một năm trôi qua thật chậm.
 "Tôi tự hào về thành tựu của Mark cũng như của tất cả những đứa con tôi. Em gái Randi của Mark là giám đốc tiếp thị cho Facebook, một em gái khác Donna đang học tiến sĩ ở Princeton, cô em út Arielle đang học đại học về khoa học máy tính.
Có cuộc gọi hỏi ông rằng vợ ông, Karen, một nhà tâm lý học, có đi làm trong khi nuôi dạy bốn đứa trẻ không, ông trả lời: Vợ tôi là một siêu nhân. Cô ấy đảm đương được việc ở công sở và ở nhà. Chúng tôi có một thế mạnh là văn phòng làm việc ngay tại nhà mình, do vậy vừa có thể làm việc, vừa trông nom con cái.
Zuckerberg nói rằng ông cũng dùng Facebook để quảng bá cho công việc của mình và vẫn chăm sóc răng cho Mark đều đặn.
Những cột mốc đáng nhớ đời học sinh
Năm 12 tuổi, Mark đã sử dụng Atari BASIC để tạo ra một chương trình nhắn tin gọi là "Zucknet." Cha anh sử dụng phần mềm này ở phòng nha để người tiếp tân có thể báo cho ông bệnh nhân tiếp theo mà không phải hét to lên.  Cả gia đình đã dùng Zucknet để nói chuyện với nhau trong nhà. Cùng với bạn mình, Mark cũng tạo ra một trò chơi máy tính chỉ để giải trí.
Mark Zuckerberg.
Để nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ của con, cha của Mark đã thuê một gia sư máy tính tên là David Newman mỗi tuần đến kèm cặp Mark một lần. Newman sau đó đã nói với các phóng viên rằng, thật khó mà đi trước được thần đồng này, vì ngay sau đó, Mark cũng sắp tốt nghiệp trường Mercy College ở gần đó.
Mark Zuckerberg sau đó học ở học viện Phillips Exeter Academy. Tại đây, anh biểu lộ tài năng về bóng đá, giỏi về văn học cổ điển. Tuy nhiên, Mark vẫn say mê máy tính nhất và tiếp tục phát triển nhiều chương trình mới.  Hồi còn học trung học, Mark đã tạo ra một phiên bản về phần mềm âm nhạc Pandora mà anh gọi là Synapse. Một vài công ty trong đó có AOL và Microsoft đã đòi mua và thuê anh cùng các bạn vào làm nhưng Mark đã từ chối.
Sau khi tốt nghiệp Exeter vào năm 2002, Mark Zuckerberg vào ĐH Harvard. Ngay từ năm thứ hai, anh đã xây dựng một chương trình có tên CourseMatch, giúp cho các sinh viên chọn lớp học của mình dựa trên những lựa chọn khác của người sử dụng. Anh cũng sáng tạo ra Facemash cho phép so sánh hai sinh viên trong cùng một khuôn viên và người dùng có thể bầu chọn ai là người hấp dẫn nhất. Chương trình này rất nổi tiếng nhưng sau đó đã bị nhà trường đóng cửa vì bị coi là không phù hợp.
Nhờ thành công của những dự án trước, Mark đồng ý giúp ba sinh viên Divya Narendra, Cameron và Tyler Winklevoss thực hiện một mạng xã hội mà họ gọi là Harvard Connection (kết nối sinh viên Harvard). Trang mạng này được tạo ra để dành cho các tầng lớp trên của Harvard có thể kết bạn, hẹn hò. Tuy nhiên, Mark đã ra khỏi nhóm này sau một thời gian để cùng với ba người bạn của mình Dustin Moskovitz, Chris Hughes and Eduardo Saverin tạo ra một mạng xã hội của riêng mình.
Trang mạng xã hội này cho phép người sử dụng tạo ra hồ sơ riêng của họ, tải ảnh lên và giao tiếp với người khác và được đặt tên là Facebook, từ một phòng ký túc xá của ĐH Harvardvào tháng 6/2004. Cuối năm thứ hai, Mark Zuckerberg đã bỏ học Harvard và dành toàn bộ thời gian phát triển Facebook. Chỉ đến cuối năm 2004, đã có 1 triệu người sử dụng Facebook.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Singapore cải cách giáo dục theo hướng dạy ít, học nhiều!

Trong bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh 2004, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói: “Chúng ta phải dạy ít đi để sinh viên có thể học được nhiều hơn”. Câu nói có phần "vô lý" này giờ đây đã trở thành một chính sách quan trọng của hệ thống giáo dục Singapore.
Vậy ý tưởng “dạy ít, học nhiều” ra đời trong hoàn cảnh nào? Một cột mốc quan trọng trong những cải cách GD gần đây ở Singapore là tầm nhìn chiến lược “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập” (Thinking Schools, Learning Nation – TSLN) với vai trò định hướng đổi mới cho GD Singapore từ năm 1997. “Nhà trường tư duy” là mô hình trường học - nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Còn  theo mô hình “Quốc gia học tập”, học tập được coi là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều dồi dào tính sáng tạo và đổi mới.
Dưới tầm nhìn TSLN, nhiều sáng kiến đa dạng đã được thực hiện trên từng khía cạnh của hệ thống GD. Năm 1997, chương trình “Giáo dục quốc gia” (National Education) bắt đầu được thực hiện với mục đích thắt chặt tinh thần dân tộc và củng cố niềm tin vào tương lai của người dân Singapore.
Cũng trong năm đó, Bộ GD Singapore khởi động kế hoạch tổng thể đưa công nghệ thông tin vào trường học, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng tin học cần thiết cho công việc sau khi ra trường.
Năm 2004, trọng tâm của TSLN được chuyển thành “Cách tân và Dám nghĩ dám làm” (Innovation & Enterprise – I&E). I&E nhằm mục đích khơi gợi tinh thần học hỏi và hợp tác tập thể của sinh viên.
Thế nào là “Dạy ít, học nhiều”?
Theo chiến lược “Dạy ít, học nhiều”, GD Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” trong chương trình học để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên định hình một môi trường GD riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Với mô hình “Dạy ít, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vì thành tích và phong cách giảng dạy “dành cho với tất cả mọi người” sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo.
Ngoài ra, sinh viên cũng có thêm nhiều cơ hội học tập và rèn luyện toàn diện để phát triển tư duy, nhân cách và những tố chất để thành công trong tương lai.
Mô hình “Dạy ít, học nhiều” đã được áp dụng ở nhiều trường học Singapore, đơn cử như Trường trung học Bedok South, học sinh được học làm phim và thiết kế poster cho Quỹ Trái tim Singapore, thiết kế bộ sạc điện thoại nhờ phần mềm máy tính…
Không chỉ thế, trường học còn tạo điều kiện để các em biến thiết kế của mình thành sản phẩm thực sự. Với những hoạt động như vậy, học sinh đã đồng thời được học nhiều môn học khác nhau: Âm nhạc, nghệ thuật, thiết kế, công nghệ.
Mô hình “Dạy ít, học nhiều” được thực hiện từng bước một chứ không phải là một bước chuyển đột ngột. Một ví dụ về việc thực hiện mô hình này là sự ra đời của chương trình “Project Work” vào năm 2000, cho phép sinh viên học cách làm việc nhóm và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Theo Bộ GD Singapore, Project Work là một phương pháp đào tạo, theo đó các môn học sẽ được tích hợp, kết nối với nhau giúp sinh viên khám phá sự gắn kết và thống nhất giữa chúng. Project Work sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng trong 4 lĩnh vực sau:
  • Áp dụng kiến thức: Sinh viên được học các kỹ năng nghiên cứu cơ bản, áp dụng và lưu chuyển kiến thức giữa các môn học khác nhau và tạo mối liên hệ giữa chúng.
  • Truyền thông: Sinh viên học cách truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả.
  • Hợp tác: Sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội thông qua các bài tập làm việc nhóm nhằm đạt mục tiêu chung.
  • Học tập độc lập: Sinh viên phải chịu trách nhiệm và tự quản lý sự học của mình, phát triển thái độ học tập và nghiên cứu tích cực.
Project Work được chú trọng hơn ở trường THCS, THPT. Đối với trường tiểu học, Bộ GD đưa ra chính sách “Giáo dục tích cực” (Strategies for Effective Engagement and Development – SEED), kêu gọi giáo viên xây dựng các chiến lược hiệu quả để kích thích tinh thần học tập của học sinh ngay từ khi các em mới bước chân vào trường học.
Theo chính sách này, các trường tiểu học sẽ phải cải thiện cả chương trình giảng dạy và phương pháp đánh giá chất lượng GD. Ví dụ, Trường tiểu học Rulang đã tổ chức lại chương trình học để học sinh hào hứng và tham gia tích cực hơn vào bài giảng. Các em được học các kiến thức và kỹ năng thông qua những hoạt động vui tươi, hấp dẫn và phù hợp.
Để hỗ trợ việc đổi mới GD, Bộ GD Singapore cam kết thực hiện những thay đổi về cấu trúc chương trình học và cung cấp những nguồn lực cần thiết. Bộ sẽ tăng cường tính linh hoạt, chủ động của các trường bằng cách rút gọn chương trình giảng dạy tới 10-20% để tạo “thời gian trống”.
Giáo viên được tự do giành thời gian trống thực hiện các bài giảng do họ tự thiết kế, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy, đánh giá đa dạng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng học sinh. Bộ GD giảm 2 giờ làm mỗi tuần cho mỗi giáo viên để họ có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.
Về tài chính, Bộ GD giành khoảng 40 triệu đô la Singapore để xây dựng cơ sở vật chất cho trường học nhằm đảm bảo tính chủ động của giáo viên và học sinh. Các trường có thể được trang bị các lớp học đặc biệt phù hợp với cả hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, “phố sinh thái” để học về khoa học tự nhiên, hoặc một nhà hát để học nghệ thuật biểu diễn.

Thách thức đối với mô hình “Dạy ít, học nhiều”
Hiện nay, cả giáo viên và học sinh ở Singapore đều quá bận rộn với công việc hàng ngày ở trường. Nhiều người cho rằng hệ thống GD có thể tiếp tục vận hành theo mô hình hiện tại mà vẫn đem lại kết quả tốt. Đó chính là một thách thức lớn đối với chiến lược “Dạy ít, học nhiều” bởi những cách tân theo kế hoạch của chính phủ sẽ là những thay đổi tinh tế, khó nhận thấy.
Để thực hiện thành công mô hình “Dạy ít, học nhiều”, giáo viên và những người quản lý GD phải hiểu rằng học tập tích cực là một mô hình học tập vô cùng khác biệt. Một người học tích cực là người dành toàn tâm toàn ý cho việc học tập, càng tích cực bao nhiêu thì chất lượng học tập càng tăng bấy nhiêu.
Theo kiểu GD truyền thống, giáo viên cung cấp thông tin và kiến thức để học sinh học thuộc và “nhai đi nhai lại”. Theo mô hình mới này, người học phải là người chủ động trong quá trình học; giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ. Mô hình học tập tích cực bao gồm 4 yếu tố sau:
  • Học sinh chịu trách nhiệm và tự quản lý việc học của mình. Họ phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng và biết phải làm gì để thực hiện mục tiêu đó, cũng như xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học cho riêng mình.
  • Học sinh biết đưa ra chiến lược học tập hiệu quả. Họ biết cách học, cải tiến phương pháp học và áp dụng kiến thức một cách sáng tạo.
  • Học sinh biết hợp tác với bạn bè. Họ hiểu rằng học tập là một hoạt động xã hội, rằng mỗi người có một quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề, và việc trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức sẽ làm cho việc học thêm phong phú và chất lượng.
  • Học sinh luôn được khuyến khích trong suốt quá trình học. Họ thấy được niềm vui và sự hứng khởi cũng như lợi ích của việc học tập.
Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên cũng sẽ thay đổi: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Họ tạo một môi trường học tập trong đó học sinh hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ thực tế. Giáo viên là người cùng học với học sinh chứ không phải người cung cấp lời giải.
Để đổi mới GD theo các chiến lược kể trên, học sinh phải có độ chín nhất định thì mới có thể tự chịu trách nhiệm về việc học của mình mà không cần giáo viên kèm cặp.
Đây không chỉ là sự thay đổi về chính sách GD mà còn là sự thay đổi căn bản về phẩm chất và tư duy của cả thầy và trò. Kế hoạch này thật sự rất khó thực hiện nếu xã hội vẫn còn quá coi trọng điểm số và thành tích.
Hiện nay, nhiều giáo viên và học sinh Singapore vẫn bị kết quả của các bài kiểm tra chi phối. Vì vậy, mặc dù than phiền rằng hệ thống GD hiện tại chứa đựng quá nhiều sức ép và không khuyến khích tư duy sáng tạo, nhiều học sinh vẫn thích “ăn sẵn” hơn là tự nghiên cứu và khám phá.

Học gì từ nền giáo dục Singapore?

Singapore, một đảo quốc nhỏ bé hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nước dùng hàng ngày cũng phải nhập khẩu… nhưng lại là một trong những nền kinh tế tiên tiến hàng đầu thế giới. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này? Phần lớn là nhờ nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý giá và duy nhất của Singapore. Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM vừa tổ chức đoàn cán bộ quản lý và giáo viên tăng cường tiếng Anh đến tham quan và học hỏi các mô hình trường tiểu học tại Singapore. Chúng tôi đã ghi chép được nhiều điều thú vị từ chuyến đi này.

Xem thêm : Hệ thống giáo dục Singapore

Ưu tiên hàng đầu: Đầu tư cho giáo dục

    Đất đai ở Singapore là một tài sản vô cùng quý giá nhưng phần lớn số tài sản này dành cho các trường học. Bởi vậy, phần lớn người dân ở đây đều sống trong những căn hộ chung cư cao tầng vì chính phủ luôn ưu tiên đất đai để xây dựng trường học. Không những thế, học sinh (HS) của họ được chăm lo từng chút về không gian, môi trường học.
    Trường Rulang Primary có 58 lớp học, sĩ số trong mỗi lớp học chỉ có 30 em. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào trường là một sân chơi rộng rãi, thoáng mát và nhiều cây xanh. Trên mỗi bức tường ở ngoài hành lang phòng học đều có trưng bày ảnh và nội dung giới thiệu về lịch sử của ngôi trường, các đời hiệu trưởng, những mảng văn hóa đang tồn tại ở Singapore. Ngoài ra, còn có hình ảnh và nội dung giới thiệu những phẩm chất nổi bật của các vị  lãnh đạo đất nước trong quá khứ và hiện tại được tóm lược sinh động mà chỉ cần đọc qua, HS đều nắm được lịch sử đất nước và ngôi trường.
    Thầy Low Min Chye, Phó Hiệu trưởng Trường Rulang Primary cho biết: “Ngoài đầu tư cho kiến thức, tất cả những gì chúng tôi làm đều vì mục đích xây dựng lòng yêu nước cho giới trẻ Singapore, gắn kết các em với ngôi trường và quốc gia. Vì vậy, nhiều HS của trường sau khi đi học ở nước ngoài vẫn quay về nước làm việc”.
    Phòng tập đa năng của Trường Nanyang Primary.
    Ở Trường Tiểu học Nanyang Primary, ngôi trường 93 tuổi của Singapore được thành lập bởi cộng đồng người Hoa, tất cả HS được học tiếng Hoa và tiếng Anh. Phương châm của trường là tất cả HS phải nói được tiếng mẹ đẻ. Trường được Bộ Giáo dục Singapore đánh giá là lò đào tạo HS giỏi lớn nhất của Singapore. Kỹ năng giao tiếp là điều đầu tiên mà nhà trường đem đến cho từng HS, tiếp đến là làm chủ bản thân, giao tiếp cộng đồng…

    Chủ động chương trình giảng dạy

      Singapore có 160 trường tiểu học. Bậc tiểu học được coi là bậc học quan trọng của hệ thống giáo dục nên trẻ được học đến 6 năm. Trong đó, 4 năm học chương trình cơ sở từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm học tiếp theo là chương trình định hướng từ lớp 5 đến lớp 6. Bộ Giáo dục cũng đưa ra chính sách “Giáo dục tích cực”, kêu gọi giáo viên xây dựng các chiến lược hiệu quả để kích thích tinh thần học tập của HS ngay từ khi các em mới bước chân vào trường học. Theo đó, các trường tiểu học sẽ cải thiện chương trình giảng dạy và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục.
      Để hỗ trợ việc đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục Singapore cho phép các trường rút gọn chương trình giảng dạy tới 10% - 20% để tạo thời gian trống. Do đó, các giáo viên được tự do thực hiện các bài giảng do họ tự thiết kế, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy. Bộ cũng giảm 2 giờ làm mỗi tuần cho mỗi giáo viên để có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.
      Tiếng Anh được coi là chìa khóa phát triển của Singapore. Trong giai đoạn nền tảng, chương trình học chính là tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ và toán với các môn phụ như âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, thể dục và các môn xã hội khác. Khoa học được dạy từ lớp 3. Để phát huy tối đa tiềm năng của HS, các em được xếp vào lớp theo khả năng của mình trước khi bước vào giai đoạn định hướng. Giai đoạn cuối lớp 6, các em phải qua kỳ thi hoàn tất tiểu học.
      Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: “Ngành giáo dục TPHCM đã tổ chức được 3 chuyến thực tế học tập tại Singapore. Hiện nay, TPHCM cũng đã có 67 trường tiểu học thực hiện theo mô hình tiên tiến hiện đại này. Kết quả học tập của học sinh cũng đã góp phần thúc đẩy tích cực mạnh mẽ đổi mới giáo dục tiểu học ở TPHCM. Hy vọng kết quả này sẽ lan tỏa đến các trường tiểu học khác trong TP”

      nguồn http://sggp.orgvn

      Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

      Giáo Sư Tiến Sĩ CHARLES H. CRANFORD

      Giáo Sư Tiến Sĩ CHARLES H. CRANFORD
      •Charles H. Cranford đã tham gia giảng dạy và đào tạo
      ở tất cả 50 bang của nước Mỹ và trên 23 quốc gia
      trên toàn thế giới. Hiện nay ông là Hiệu trưởng của
      Florida University of Advanced Knowledge Inc. (Mỹ),
      giáo sư của Tarlac State University tại Hongkong,
      Trưởng khoa danh dự Đại học Nguyễn Tất Thành và
      cố vấn đặc biệt của Công ty NH-CHC.
      • Ông từng làm việc cho các công ty bảo hiểm nổi tiếng
       của W. Clement Stone's trước khi làm cộng sự duy nhất
       của Napoleon Hill và Chủ tịch Hội đồng quản trị của
       công ty Napoleon Hill Enterprise.
      •Vào năm 1962, ông là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra sách nói và
      phát hành hàng triệu bản cassette "Think and Grow Rich" qua hệ thống bán hàng
      của Amway và chỉ trong một năm đã trở thành triệu phú ở tuổi 21. Sau đó ông đã
      thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như máy tập thể dục, dầu khí,
      bất động sản, chăn nuôi đà điểu … và sở hữu khối tài sản 44 triệu đô-la khi 52 tuổi.
      • Ông là Nhà lãnh đạo bán hàng quốc tế với các công ty đào tạo bán hàng lớn nhất
       trên thế giới: SMI, Earl Nightingale, W. Clement Stone, .. và là thành viên của
      Câu Lạc Bộ Chủ Tịch với những công ty trên. Tại Trung Quốc Charles đã dành
      5 năm để giảng dạy các nguyên tắc này, xuất bản tất cả những tác phẩm bán chạy
      nhất của mình bằng tiếng Trung Quốc và điều hành Câu lạc bộ "Success Club"
      với hàng chục triệu thành viên..

      Cửa hàng đồ chơi phát triển trí thông minh cho trẻ em!
      NGHỆ THUẬT LÀM CHA MẸ HIỆU QUẢ
      Các bậc cha mẹ thân mến,
      Con cái của chúng ta sống tốt hay tệ phụ thuộc vào kỳ vọng chúng ta dành cho
      chúng. Chúng cần từ người lớn một lòng tin vô điều kiện và cho chúng những
      kỳ vọng cao về sự đam mê, hào phòng, và sáng tạo. Con trẻ theo dõi cha mẹ
      chúng sống cuộc đời của họ. Nếu chúng thích những gì chúng thấy và nếu chúng
      hiểu được điều đó, chúng cũng sống cuộc đời của riêng chúng theo cách tương tự.

      Là cha mẹ bạn luôn băn khoăn, trăn trở:
      - Làm thế nào để phát hiện tài năng tiềm ẩn trong con cái mình để phát huy 
        một cách hiệu quả?
      - Làm thế nào để đánh thức người khổng lồ trong con cái bạn?
      - Bí quyết để làm bạn với con?
      - Làm thế nào để khám phá những nét tính cách khác biệt và cách để tạo
      động lực cho con, dẫn dắt con bạn nâng cao những mục tiêu cá nhân
      của chúng, để chúng hành động như một người thành công.

      DIỄN GIẢ - Ernest Wong người huấn luyện "triệu phú Adam Khoo"
      • Là một người tiên phong trong khoa học Lập Trình Ngôn
       Ngữ Tư Duy (NLP) và Học Tập Siêu Tốc tại Đông Nam Á,
      ông là người đầu tiên mang những phương pháp hiệu quả
      cao và thay đổi hoàn toàn cuộc sống này đến châu Á
      vào năm 1985..
      • Ernest đã dành hơn một phần tư thế kỷ để mang lại sự
      thay đổi cho cuộc sống hơn nửa triệu người, giúp họ đạt
      được những kết quả phi thường trong học tập, kinh doanh,
      sự nghiệp và hạnh phúc gia đình.
      • Nhiều học viên của ông đã thay đổi từ một con người dè dặt
      trở nên vượt trội; từ những học sinh trung bình trở thành top 3%
       trong trường, giúp họ đủ khả năng thi đậu vào những trường
      đại học hàng đầu trong đó phải kể đến NUS, NTU, Havard,
       Cambridge, Oxford, Yale, Princeton, Hong Kong University, Chinese Universities of
       Hong Kong và nhiều ngôi trường khác nữa. Các học viên đã tín nhiệm ông,
       cho rằng ông chính là người truyền động lực cho họ theo đuổi đam mê và mục đích
       trong cuộc sống.
      • Năm 1988, Ernest đã nhận được Giải Thưởng Vinh Danh Quả Táo Vàng
       (Prestigious Golden Apple Award) từ Jack Canfield, sáng lập của Quỹ Tự Trọng
       (Foundation of Self-Esteem) tại California, Mỹ; ghi nhận đóng góp của ông trong
       việc nâng tầm sự đánh giá bản thân của học sinh, sinh viên tại những khu vực
      khác nhau tại châu Á.
      •Hành trình không ngừng nghỉ theo đuổi kiến thức có giá trị thực tiễn của Ernest
       truyền động lực cho ông dành 31 năm vừa qua trong lĩnh vực chia sẻ, đào tạo,
       tư vấn và giáo dục. Sứ mệnh của ông là chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm
      cuộc sống của mình cho những người trẻ để họ có thể học những kiến thức
      của tuổi 50 ngay ở tuổi 15. Đam mê của ông về tâm lý học cá nhân và xã hội
      đã giúp ông tạo ra rất nhiều những đột phá học viên của mình. Hành trình không
      ngưng nghỉ theo đuổi sự hoàn hảo đã đưa ông vào Top 100 Những Nhà Đào Tạo
      Được Chứng Nhận trên thế giới trong lĩnh vực
       Học Tập Siêu Tốc từ Điểm Đột Phá tại Đại Học California, Hoa Kỳ.

      Cửa hàng đồ chơi phát triển trí thông minh cho trẻ em!

      Các bài viết khác