Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của bé

Chiều cao cân nặng của bé, Bảng theo dõi  ( Theo chuẩn mới của WHO)

 Biểu đồ chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi dưới đây (được tổ chức Y tế thế giới – WHO công bố năm 2007) áp dụng cho trẻ em trên toàn thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng

 Trong bài viết này, nhãn hàng BigBB đã thu thập các dữ liệu bảng biểu chuẩn của WHO nên mức độ tin cậy là rất cao. Các bạn có thể tìm thấy biểu đồ cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao của bé trai, bé gái tại đây. Mong rằng việc theo dõi định kỳ, thường xuyên và liên tục sẽ giúp các bậc cha mẹ nâng cao được chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ kịp thời nhất. Việc đánh giá sự tăng trưởng của trẻ khách quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ chuẩn xác của việc lấy số đo cân nặng và chiều cao của trẻ.
 ( Để theo dõi chiều cao: khi trẻ chưa biết đứng, bạn có thể dùng thước dây đo khi trẻ ngủ. Khi trẻ đã biết đứng, việc sử dụng decan thước dán tường sẽ rất đơn giản và thuận lợi cho bạn khi lấy số đo chiều cao của bé)
 Bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé gái: 



















                                                 Bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé trai: 

Trên thực tế yếu tố di truyền ảnh hưởng 23% đến chiều cao thì chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Nắm vững một vài nguyên tắc sau, cha mẹ có thể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
 Chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ ... Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước.
 Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý.

Theo bác sỹ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia thì có 3 giai đoạn quyết định chiều cao của trẻ:
 - Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .
 - Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.
 - Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 - 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt .

 Tuy nhiên, khó có thể dự xác định chính xác năm nào trẻ có sự phát triển vượt trội cho nên cha mẹ vẫn phải bảo đảm đủ dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, cơ thể bé tăng chiều cao rất chậm. Đến độ tuổi 15, 16, 17 thì chiều cao trung bình ở các em nữ phát triển không đáng kể và chiều cao của các em nam thì phát triển chậm hơn.

 Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi: 
 Công thức tính cân nặng trẻ em:
 X = 9kg + 2(N-1)
 Trong đó: N là số năm.
 Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:
 X = 9kg + 2(3-1) = 13kg
 Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.

 Công thức tính chiều cao trẻ em: 
 Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.
 Công thức tính chiều cao như sau:
 X = 75 + 5(N-1)
 Trong đó: N là số năm.
 Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm
 Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.

 Cách đo chiều cao cho trẻ 
 Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.

 Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

 Bên cạnh đó cần chăm sóc trẻ tốt nhất để trẻ có đủ sức khỏe và phát triển tốt về mặt thể chất. Trên thực tế các bé dưới 5 tuổi sức đề kháng kém, trẻ bị ốm sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất và phát triển chiều cao, cân nặng. Hiện nay các nhà khoa học của Mỹ đã tìm ra hoạt chất mới giúp tăng sức đề kháng cho trẻ đó là chất trợ sinh ImmuneGamma® với tác dụng tăng khả năng miễn dịch tế bào Lympho B và Lympho T trong cơ thể. Cũng với mong muốn được bảo vệ sức khỏe của trẻ -thế hệ tương lai của đất nước các nhà khoa học của công ty IMC – nhà sản xuất TPCN hàng đầu Việt Nam đã ứng dụng thành công hoạt chất ImmuneGamma® vào sản phẩm BigBB. Sản phẩm BigBB là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được kết hợp giữa ImmuneGamma® và các cao thảo dược như: cao hoàng kỳ, cao hoài sơn, cao diếp cá và các axid amin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hay gặp ở trẻ như: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa, nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó BigBB còn cải thiện chứng biếng ăn, phòng ngừa táo bón.

https://plus.google.com/103855996378241973597/posts/NkkymgjXoo4
Cửa Hàng đồ chơi An Toàn cho Bé: http://toylandpt.com

Các bài viết khác