Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

để con tự tin, đừng bao giờ nói bé 'nhút nhát'

Nuôi dạy trẻ, để con tự tin, đừng bao giờ nói bé 'nhút nhát'

Nếu muốn con lớn lên trở thành người tự tin, mạnh mẽ, bạn đừng bao giờ đưa ra các nhận xét có tính chất tiêu cực về bé.
Đây là chia sẻ của Laura St John, một bà mẹ Mỹ 3 con, một nhà báo tự do, đồng thời cũng là người quản lý một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trẻ trên trang parentables.howstuffworks.com.
shy-children-1377603619.jpg
Đừng dán nhãn tiêu cực cho trẻ nếu muốn con tự tin - Ảnh: anationofmoms.com


Nếu bạn muốn con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ, tự tin, hãy thận trọng với các nhận xét về bé. Phần lớn chúng ta tự nhiên dán nhãn cho trẻ theo nhiều cách khác nhau: “bé thông minh lắm”, “bé thật nhút nhát”, “bé rất hiếu động”… Đặc biệt, người ta thường dễ gán ghép cho trẻ những đặc điểm tiêu cực hơn là tích cực. Trước khi sinh con, tôi từng chăm sóc hàng trăm trẻ mầm non và tôi rất sốc khi thấy các bậc phụ huynh ngang nhiên dán nhãn cho những đứa con của mình. Tôi nghĩ sẽ không bao giờ làm điều đó.

Những đứa trẻ sẽ phải làm thế nào để thay đổi đặc điểm mà người lớn đã gán cho chúng? Hiện tại, tôi có 3 đứa con rất khác nhau, và tôi biết rất khó khăn để không dán nhãn cho các bé. Tôi đã nhiều lần phải cắn lưỡi mình để tránh việc thốt ra những lời so sánh bọn trẻ với nhau. Và tôi đang sử dụng một chiến lược khá hiệu quả mà cha mẹ tôi đã áp dụng cho các chị em của mình.

Trở lại những năm 1970, cha mẹ tôi có một quyết định thú vị là sinh liền ba cô con gái trong vòng 3 năm. Khỏi cần phải nói, chúng tôi nhận được rất nhiều lời nhận xét mỗi khi đi đến đâu. “Ôi hãy nhìn những cô bé kìa”, mọi người thốt lên sau đó rồi họ bắt đầu hỏi: “Con bé này có vẻ nhút nhát nhỉ”, họ chỉ vào tôi và tiếp đó là: “Nuôi con bé này có vẻ vất vã nhỉ”.

Tuy nhiên, bố mẹ tôi luôn luôn đáp lại rằng: “Cả ba đứa đều ngoan, sáng tạo và thông minh. Chúng tôi thật may mắn”. Bố mẹ tôi đã “đánh lừa” chúng tôi và điều đó đã phát huy hiệu quả. Chị em tôi luôn cố gắng làm sao để bố mẹ mình đúng là những người may mắn như họ nghĩ. Tôi dám chắc rằng, chị em tôi ngày nay có thể trở thành những phụ nữ thành đạt, tự tin, mạnh mẽ chính là nhờ cái nhãn tích cực mà bố mẹ đã dán cho mình thời thơ ấu.

Để con trẻ tự tin, cha mẹ cần lưu ý:

Hãy để cho bé tình cờ nghe thấy những nhận xét tích cực của bạn
Được nghe lỏm những lời nhận xét tích cực về mình của cha mẹ sẽ giúp đứa trẻ mạnh mẽ hơn là được nghe trực tiếp. Bởi vì bằng cách này, đứa trẻ cảm thấy mình được cha mẹ tin tưởng hơn.
Xóa "nhút nhát" ra khỏi từ điển của bạn
Bạn càng phải chú ý nhiều hơn mỗi khi miêu tả bé bằng những từ có thể gây ra cả kết quả theo cách tiêu cực và tích cực, chẳng hạn “nhút nhát”. Khi tôi còn làm giáo viên, các phụ huynh trong buổi đầu đưa con đến lớp thường nói: “Bé nhút nhát lắm” và đứa trẻ sẽ được thể bám đu vào người bố mẹ, cúi đầu xuống và trở nên cực kỳ kém tự tin. Tất nhiên, sẽ có một số dè dặt hơn những đứa trẻ khác nhưng gán cho trẻ đặc tính này sẽ chỉ làm nó thêm thu mình vào trong vỏ ốc và càng khó khăn hơn để phá bỏ sự nhút nhát.
Giúp bé phá vỡ lớp băng trong môi trường mới
Nếu con bạn không thoải mái với những người mới hoặc môi trường mới, hãy cho bé cơ hội thoát ra khỏi vỏ ốc của mình bằng cách khuyến khích bé vượt qua những dè dặt lo lắng. Khi đi cùng bé đến một địa điểm mới, ví dụ công viên, hãy động viên bé nói chuyện với các bạn cùng lứa tuổi và những người lớn khác về những điều cụ thể mà bạn biết là bé rất hào hứng, ví dụ anh chị em của bé, các kỳ nghỉ, món đồ chơi hay hoạt động mà bé rất thích... Sau đó, vào buổi tối, bạn có thể bồi đắp sự tự tin của con bằng cách kể với người bạn đời hay người bạn thân: “Hôm nay, lúc chơi ở công viên, con bé đã thể hiện bản thân thật tuyệt. Bé đã kể với mẹ của một bạn về con chó mới của nhà mình. Em rất tự hào về cách con đã nói với cô ấy”.
Hãy chú ý cả đến những đứa trẻ khác
Hiện tại, tôi phải đối đầu với việc con trai hai tuổi được khen ngợi nhiều quá, ở bất cứ nơi nào chúng tôi đi qua. Những người lạ luôn luôn trầm trồ: “Ôi cậu bé đáng yêu quá”. Và tôi luôn phải chắc chắn rằng anh của bé cũng cảm thấy thoải mái bằng cách nói: “Vâng, cảm ơn anh chị. Cả ba cậu con trai của tôi đều dễ thương, thông minh và tất cả đều ngoan. Chúng tôi thật may mắn phải không?”.

Và tôi biết, cũng như bố mẹ tôi, tôi đang củng cố sự tự tin cho các con mình.
Cửa Hàng đồ chơi An Toàn cho Bé:http://toylandpt.com/
https://plus.google.com/103855996378241973597/posts/NkkymgjXoo4



Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi

Ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực giúp bé nhận biết thế giới xung quanh, làm gương cho con bắt chước lời nói, hành động đẹp của mình.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh, song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy hiểm.

tre3tuoi-1371548634_500x0.jpg

Mặt khác, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời làm gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau.
Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển thì ở mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, nên tùy theo đặc điểm của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ:
Đi theo tư thế đứng thẳng
Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo.
Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc "xã hội hóa" đứa trẻ:
- Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… Đây chức năng hoạt động của con người.
- Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.
- Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng chúng.
- Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.
Đặc điểm hoạt động với đồ vật
Thời kỳ trước tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng nó.
Đến tuổi đi nhà trẻ: đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là để tìm hiểu chức năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng. Ví dụ: chiếc thìa (muỗng) dùng dể xúc cơm và có cách cầm nhất định, khác với cái chén... Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này.
Hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động có đối tượng) trở thành hình thức hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ.
Khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội. Về điểm này, thái độ của người lớn rất quan trọng trong việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội để dạy cho trẻ.


Các bài viết khác