Nguồn gốc ra đời
Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm
thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời
khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của
một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến
là Tết Nguyên Đán.
Cuối năm
Một gia đình đang gói bánh chưng chuẩn bị cho
ngày Tết Âm lịch.
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ
ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan
điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép
tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với
Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc
chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương,
nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép
(cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo,
cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên
đình gặp Ngọc
Hoàng. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng
cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên.[17] Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống
lại quỷ dữ và những điềm gở.[18] Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm
những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa.[19] Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh
chưng, bánh giầy và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.[20]
Tất niên
Ngày Tất niên có thể là ngày 30
tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29
tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn
cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày
30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong
đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng)
là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và
năm mới, nó được gọi làGiao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta
thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và
một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là
vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành
để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.
Một cụ già mặc áo the để cúng tất niên.
Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ
tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau
tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của
người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh
tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc
giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá
ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và
buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc
trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt
xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi
miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó).
Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở
hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên
từ trên trời về hạ giới.
Giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong
thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời
chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng
rãi, thoáng mát.[21]
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm
cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.[22]
Mâm cỗ cúng Giao thừa ở ngoài trời.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã
cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc
hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí
chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà[23]. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn
đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã.
Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà
trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu
lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết
ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao
thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng
lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như Thổ công đánh
tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức,
dốc lòng phù hộ.
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ
"trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là
lễ giao thừa.[23]
Cỗ mặn gồm có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, xôi các loại, rượu, bia và các loại thức
uống khác. Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ
ngọt và chay bao gồm Hương, hoa,
đèn nến, bánh kẹo, mứt tết.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường
đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và vài ba
người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và
cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân
về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ông là vị
thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên
trái).[23]
Bảy ngày đầu năm
Một bình hoa mai ngày Tết
Ba ngày Tân niên
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và
được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người
tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ
thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng
nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha
mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.
"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động
cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tụcMồng
Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ
tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại
gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy
dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm
viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong
năm mới.
Xông đất
Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều
người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng
vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt
lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài
vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ.[25] Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm
cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những
người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành
công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5
đến 10 phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng
được trôi chảy thông suốt.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước,
người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong
suốt năm tới.[25] Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt vía
xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuổi
hợp tuổi với chủ nhà.
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được
thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và
gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo
và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Tại miền
Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn
có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề,
cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy
lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật
ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền
Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa
ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.[25]
Tuy nhiên việc hái lộc ngày nay đã có những quan niệm trái chiều
so với trước đó là: - Việc hái lộc không nên vì có thể có những cành lộc có
"Vong" (linh hồn) bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang
"Vong" về theo, nếu "Vong" tốt thì không sao nhưng nếu
"Vong" xấu thì có thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn... Đây
là vấn đề mang tinh Duy tâm tuy nhiên nó cũng có cái lý của nó. - Tiếp theo
việc hái lộc đôi khi làm ảnh hưởng đến cây xanh cảnh quan đô thị vì tâm lý mọi
người đều muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, do vậy đã không ít trường hợp
làm hỏng hết cây cối gây ảnh hưởng đến môi trường... - Cuối cùng việc hái lộc
đôi khi dẫn đến xô xát do việc tranh cướp hoặc hái "trộm" lộc trong
các cơ quan nhạy cảm như Ngân hàng chẳng hạn... Những việc làm này không biết
có mang lại may mắn không nhưng nó phản ánh mặt xấu của Văn hóa ứng xử của
những người trong cuộc...
Chúc Tết
Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà
tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan
niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là
ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ
thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một
tuổi).
Tục thăm viếng
·
Thăm viếng họ hàng là để
gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài
phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công... Những người năm cũ
gặp rủi ro thì động viên nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt
lành.
·
Đến thăm những người
hàng xóm của mình và những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những
câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với
nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.
·
Đến thăm những người bạn
bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt
lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.
Mừng tuổi
Lì xì (压岁钱, phát âm: ya sui qian): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay
"hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no,
chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng
tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi
quỷ đến quấy nhiễu. Tại vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ
Theo truyền thuyết:
Ngày xưa có một con yêu
quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên.
Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh
phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh.
Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8
đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng
lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm,
con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia
vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.[26]
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở
hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là
tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.[27]
Hóa vàng
Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày
này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng
mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì cho con
cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tại nhiều vùng ở Đồng bằng Bắc Bộ, người Việt có
tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.
Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo
truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện
một năm mới nhiều may mắn.[28] Theo nhà sử học Dương
Trung Quốc, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá
vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình
bên kia sống gần với dương gian.[29] Vào ngày mồng 4 và mồng 5 tháng Giêng, người ta
kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.
Khai hạ
Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là
ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây
nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước
vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.[30]
Sắm tết
Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25
tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp, bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các
mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh
chưng, gạo nếp để gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, các loại trái cây dùng thờ cúng (ngũ quả) để cúng tổ tiên,...[31] Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ
bán hàng trong những ngày Tết, những ngày đầu năm mới không họp chợ, nên phải
mua để dùng cho đến khi họp chợ trở lại đưa đến mức cầu rất cao. Người Việt có
câu mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết
(ngày 3 tháng 1 âm lịch). Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một
số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa tết, những loại trái cây,
đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... Những loại
chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những
ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái
thú đặc biệt. Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ
chức các chợ hoa nhằm vui xuân.
Dọn dẹp, trang trí
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác
nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày
lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của
chúng.
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam,
gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng
trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Mâm ngũ quả của người miền
Bắc gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay là chuối, ớt,
bưởi, quất, lê.
Có thể thay thế bằng cam, lê-ki-ma, táo,mãng cầu. Nói chung,
người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các
loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
Mâm ngũ quả người miền
Nam gồm dừa, đu đủ, mãng
cầu Xiêm, xoài, sung,
với ngụ ý cầu sung vừa đủ xài.[33] Người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên
mang ý nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng, bom (táo), lựu - lựu đạn... và không chọn trái có vị đắng, cay.
Cây nêu
Cây nêu ngày Tết ở nông thôn Việt Nam, xuân Mậu
Tý 2008.
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét.[18] Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa
phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương
rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải
cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi
khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng
nghe rất vui tai... Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh
Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối
năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre,
trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên
nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa
trong năm cũ".[18]
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng
động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơiđây là nhà có
chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn
lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ
tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ
hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày
Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công,
ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ
tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay
mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được
đòi hỏi".[18]
Tranh tết
Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc
cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).
Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người
dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà
người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong
không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi
nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.[34]
Câu đối Tết
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học
cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo
"câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng)
trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.[35] Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất
hiện trong câu đối Tết sau:
Hoa tết
Niềm vui của người dân khi đã mua được một cây
quất.
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà
nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có
thể như hoa
vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để
trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa
thủy tiên, hoa lan, hoa
thược dược, hoa violet,hoa
đồng tiền... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá
măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho
bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong
một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.[36]
Hoa đào
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong
nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa,
màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc
đầu xuân.[37]
Sự tích hoa đào ngày Tết:
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây
hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che
phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây
hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ
hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị
thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn
cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối
năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc
Hoàng.
Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian,
ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi
bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy
hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều
cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.[38]
Hoa mai
Hoa mai ngày Tết
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt,
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông
nảy mầm mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao
thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến).
Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan
điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự
phát triển nòi giống.[39] Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào
lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là
sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.[40]
Cây quất
Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất
Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá
xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn
nên làm ra, dồi dào sức sống.[41]
Ẩm thực ngày Tết
Một chiếc bánh chưng vuông và một chiếc bánh
chưng tày vừa được gói
Xôi gấc
Hộp mứt và hạt dưa
Thành ngữ Việt Nam có câu Đói giỗ cha, no ba ngày Tết. Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn,
xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết sao cho "già được bát canh, trẻ có
manh áo mới". Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người
mà nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ. Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều
món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng
thường gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có:
·
Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh giầy, bánh tét... Đây là
các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng
và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên
của người Việt.
·
Cỗ Tết: dịp Tết người
Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm
hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt
đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối...
·
Mứt Tết và các loại bánh
kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me...
·
Trái cây, mâm ngũ quả,
và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong những gia đình miền
Nam.[42] Dưa hấu được chưng cúng nơi bàn thờ Tổ tiên, bên
cạnh các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo..., và nhiều quả dưa còn được gắn thêm
chữ Phước
- Lộc - Thọ. Sáng mồng một Tết, người nhà cử người bổ quả dưa để bói
cầu may và lấy hên xui.[42]
Các loại bánh mứt kẹo được dùng trong dịp Tết.
·
Kẹo bánh thì đa dạng hơn
như: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu
phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam... Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang...
·
Thức uống ngày Tết: Phổ
biến nhất vẫn là rượu.
Các loại rượu truyền thống của dân tộc như rượu nếp thơm, nếp cái hoa vàng (người Kinh), nếp nương (người Thái), nếp cẩm (người
Mường), rượu San lùng, rượu ngô (người H'Mong, người Dao), rượu Mẫu
sơn (người
Tày, nguời Nùng), ruợu
Bàu đá (Trung bộ), rượu
đế (Nam
Bộ)... thường được dùng. Sau bữa ăn, người ta thường dùng trà xanh. Ngày nay
còn có thêm các loại ruợu của phương
Tây, bia và các loại nước ngọt.
·
Ngoài ra, các gia đình
miền Nam thường có thêm nồi thịt
kho nước dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ
kiệungâm, bánh tráng (để quấn) để ăn mấy ngày tết.[43][44] Miền Bắc có cơm
rượu và thịt
đông, dưa hành [45] và ngày trước có chè kho ngày Tết, hiện nay ít được biết đến.[46] Miền Trung có dưa món và món tré, giống giò thủ của miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua
và tai heo.[45]Thông thường, người nội trợ miền Nam lục
tỉnh nghỉ ngơi, không nấu
nướng trong 3 ngày Tết, mà chỉ dùng thức ăn đã được chuẩn bị sẵn trước Tết.
Những phong tục tập quán
và sinh hoạt ngày Tết
Phong tục đại chúng
Phong bì lì xì treo trên cây mai
·
Mua và xin câu đối trước
Tết: Nhiều người ta mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu
an, cầu tài lộc cho năm mới.[47]
·
Mâm ngũ quả và bàn thờ
gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý thức mua đủ 5
loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý thể hiện vẻ sung túc của gia
đình.[47]
·
Xông nhà: Người ta nhờ
người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của
người xông nhà.[47]
·
Chọn hướng xuất hành:
Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp
tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.[47]
·
Lễ chùa: Có người cả năm
không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền
giọt dầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng,
người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực.[47]
·
Mua muối: Đầu năm mọi
nhà đều mua muối để cầu may mắn đến [48]. Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.
·
Khai ấn và Khai bút: Đầu
Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phukhai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ... đầu
tiên trong năm); nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu
tiên trong năm); người buôn bán thì "khai thương", (mở hàng lần đầu
tiên trong năm)... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để khai nghề, làm lấy ngày. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt
đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa
ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì
đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông,
mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người ta thuờng chợ Tết cùng với du xuân (đi
chơi Tết).
·
Đi lễ chùa và xin xăm
(miền Bắc gọi là xin thẻ): Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ
bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người
thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi
sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng
xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời
sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Ở miễn
Bắc có tục "bốc quẻ thẻ" giống như tục "xin xăm" ở phía
Nam. Người xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ
Hán. Trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ.
Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có thể luận ra "tiền định" cuộc đời
mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể thuê thầy đồ luận giải
giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ bướm in
chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.
Sinh hoạt ngày tết
·
Áo quần mới: Ngày xưa,
trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ,
dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày
cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia
tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo
quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo
mới đó.[49]
·
Dọn dẹp nhà cửa trước
Tết: Do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết.[50] Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong
ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người
quét nhà sẽ bị "rông" cả năm; (rông: được hiểu như sự xui xẻo).
·
Trả nợ cũ: Đối với nhiều
người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm
mới vui vẻ hòa thuận hơn.[50]
·
Treo quốc kỳ: Những năm
sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam, ngày tết cũng
như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc kỳ. Các công
sở, công ty, trường học, nơi sinh hoạt công cộng thường treo quốc kỳ kèm bích
chương "Chúc mừng năm mới" và các loại cờ ngũ sắc.
·
Trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo
cột mỡ, đập niêu, chọi gà; bài chòi;
chơi tổ tôm điếm; chơi cờ nguời và nhiều trò dân gian cổ truyền khác.
·
Cờ bạc: Ngày xưa các gia
đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng
trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích
trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ
tôm...hoặc đốt các bộ bài trong lễ hóa vàng.
·
Cúng đưa và Hạ nêu:
Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ
tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều
mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.
·
Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời
khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền. Từ năm 1994, nhà nước Việt
Nam đã cấm đốt pháo, buôn bán và nhập khẩu pháo bằng Chỉ thị số 406/CT-TTg ngày 8 tháng 8 [51] vì tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó.
Thay vào đó, chính quyền tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức.
Nhac Tet
Dịp tết là dịp vui vẻ nên không thể thiếu âm nhạc. Trong Tân
nhạc Việt Nam có rất nhiều ca khúc
sáng tác về chủ đề Tết và mùa Xuân. Trước đây có nhiều ca khúc xưa nổi tiếng
như Ly rượu mừng, Đón xuân của Phạm
Đình Chương, Xuân
và tuổi trẻ của La Hối, Xuân họp mặt của Văn Phụng, Xuân đã về của Minh Kỳ...[72] Trong thời chiến
tranh Việt Nam, có những ca khúc hùng ca cho người chiến sĩ, nung
đúc tinh thần họ như bài Xuân chiến khu của Xuân
Hồng, nhưng cũng có những ca khúc buồn nói về sự xa cách như Xuân này con không về. Gần đây, nhiều ca khúc vui tươi đã được sáng
tác như Thì thầm mùa xuân của Ngọc
Châu, Hoa cỏ mùa xuân của Bảo Chấn, Ngày tết quê em của Từ Huy... Nhưng từ
năm 2000 trở lại đây thiếu vắng những bài nhạc Xuân mới tạo được sự nổi tiếng
mà thường là các ca sĩ chỉ hát nhạc cũ và phối âm lại.[73] Ngoài ra, tết cũng là dịp để các nghệ sĩ thực
hiện những show ca múa nhạc tết và hài
kịch phục vụ người ái mộ [74]. Các hãng sản xuất phim cũng có phim Tết đặc biệt.
Cụm từ "Tết" được nhắc đến rất nhiều lần trong bài hát
"Tết quê em":
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi
người.
Mừng ngày Tết trên khắp
quê tôi
Ngàn hoa thơm khoe sắc
xinh tươi
Đàn em thơ khoe áo mới
Chạy tung tăng vui pháo
hoa
Mừng ngày Tết trên khắp
quê tôi
Người ra Trung, ra Bắc,
vô Nam
Dù đi đâu ai cũng nhớ
Về chung vui bên gia
đình.
Xuân Xuân ơi! Xuân đã
về, có nỗi vui nào hơn ngày xuân đến. Xuân Xuân ơi! Xuân đã về, tiếng chúc giao
thừa chào đón mùa xuân. Xuân Xuân ơi! Xuân đến rồi, cánh én bay về cho tim mình
náo nức. Xuân Xuân ơi! Xuân đến rồi, những đoá mai vàng chào mừng xuân sang.
Nghe âm vang bao câu chúc yên lành. Đất nước gấm hoa yên ấm an vui. Bao em thơ
khoe áo mới tươi cười. Chào một mùa xuân mới. Xuân Xuân ơi! Xuân đã về, kính
chúc muôn người với bao điều mong ước. Trong hương xuân ta vẫy tay chào. Kính
chúc muôn nhà gặp nhiều an vui.
Xem thêm: