Hãy đóng chặt những cánh cửa nặng nề dẫn đến quá khứ và tương lai. Hãy sống với ngày hôm nay, tận dụng tối đa 24 giờ quý giá của một ngày.
Sao bạn không tự hỏi bản thân mình và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau?
- Liệu tôi có đang lảng tránh cuộc sống hiện tại vì cứ mãi lo nghĩ cho tương lai hay mơ tưởng đến " một vườn hồng huyền ảo ở tít tận chân trời " ?
- Liệu tôi có làm u ám ngày hôm nay của mình bằng những hối tiếc về những điều đã qua?
- Liệu mỗi sáng thức dậy, tôi có quyết tâm "sống trọn ngày hôm nay" để sử dụng triệt để 24 giờ mà cuộc sống đem đến cho tôi?
- Liệu tôi có thể sống tốt hơn khi chọn cách "sống trong ngăn kín của hiện tại" này không?Khi nào tôi nên bắt đầu? Tuần sau?...Ngày mai?... hay hôm nay?Suốt thế chiến thứ hai, các nhà chỉ huy quân sự đã tập trung chuẩn bị kế hoạch chiến đấu lâu dài chứ không dành tâm trí để lo âu về những gì sẽ xảy ra. Đô đốc Ernest J. King, chỉ huy hải quân Mỹ nói: " Tôi trang bị tốt nhất cho những người lính giỏi nhất và yêu cầu họ thực hiện những nhiệm vụ mà tôi cho là sáng suốt nhất. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm".Đô đốc King nói tiếp: " Nếu một con tàu đã bị đắm, tôi không thể vớt nó lên được. Nếu nó sắp đắm, tôi cũng không thể ngăn nó lại. Tôi chỉ có thể sử dụng thời gian của mình để chuẩn bị cho ngày mai thay vì cứ gặm nhấm những nỗi buồn của ngày hôm qua. Hơn nữa, nếu tôi cứ để cho nỗi lo lắng đeo bám thì tôi sẽ không còn sức để làm bất cứ việc gì"Edward S. Evans, một người dân sống ở Detroit, vì quá lo lắng buồn phiền mà suýt tự tử. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó, Eward S. Evans kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ việc bán báo, rồi ông xin phụ việc cho một cửa hàng tạp phẩm. Về sau, ông chuyển sang làm trợ lý ở một thư viện để có thể nuôi sống 7 miệng ăn. Dù khoản lương nhận được rất ít ỏi, nhưng ông cũng không dám nghỉ việc. Phải đến 8 năm sau, ông mới có đủ can đảm để bắt đầu sự nghiệp của riêng mình. Với số vống ban đầu chỉ là 55 đô la vay mượn, ông đã tạo nên một cơ ngơimang về lợi nhuận 20.000 đô la mỗi năm.Thế rồi một biến cố xảy ra, một biến cố khiến cuộc đời ông thay đổi hẳn. Chuyện xảy đến khi ông ký bảo lãnh một khoản tiền lớn cho một người bạn của mình và thật không may, người bạn đó bị phá sản. Biến cố này chưa qua, tai họa khác lại ập đến. Ngân hàng nơi ông gửi toàn bộ tiền tiết kiệm cũng bị vỡ nợ. Tai họa này không chỉ khiến ông trắng tay mà còn rơi vào cảnh nợ nần. Một khoảng nợ khổng lồ: 16.000 đô la! Cú sốc đó vượt quá sức chịu đựng của ông!Ông nhớ lại:" Không ăn không ngủ, chỉ trong vài ngày, tôi gầy rạc và hốc hác hẳn. Lúc đó tôi chẳng biết đến điều gì ngoài những nỗi lo. Một ngày nọ, khi đang đi trên đường, tôi ngất xỉu ngay trên vỉa hè. Cuối cùng tôi không thể đi lại được nữa, phải nằm liệt trên giường. Mỗi ngày tôi lại yếu hơn. Cuối cùng, bác sĩ nói rằng tôi chỉ còn sống được hai tuần nữa. Tôi bàng hoàng. Tôi ngồi viết di chúc, rồi quay lại giường nằm đợi ngày trút hôi thở cuối cùng.Giờ đây đấu tranh hay lo lắng cũng chẳng ích gì. Tôi phó mặt tất cả, để tâm hồn thư thái và đi ngủ. Suốt hai tuần liền, tôi chưa bao giờ ngủ được hai tiếng liên tục; nhưng bây giờ, chẳng còn gì có thể làm vướng bận tâm trí của người sắp chết, tôi ngủ ngon lành như một đứa trẻ. Sự căng thẳng, mệt mỏi bắt đầu tan biến. Tôi ăn ngon miệng lại và tăng cân.Vài tuần sau, tôi đã có thể dùng nạn để tự đi lại. Đến tuần thứ sáu, tôi trở lại làm việc. Tôi từng kiếm được 20.000 đô la mỗi năm; nhưng giờ tôi hài lòng với công việc 30 đô la một tuần. Tôi đã học được một bài học. Tôi không còn lo lắng- không còn hối tiếc về những gì đã xảy ra- không còn e sợ tương lai nữa. Tôi dồn toàn bộ thời gian, sức lực và nhiệt huyết vào công việc hiện tại."Công việc làm ăn của Edward S. Evans hiện rất phát đạt. Chỉ trong vài năm, ông đã trở thành chủ tịch của công ty Evans Products, có mặt trên Sở giao dịch chứng khoán New York từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, có thể Edwards S.Evans sẽ không bao giờ đạt được những thành công như thế nếu ông không học được cách " sống trong những ngăn kín của thời gian"Tác phẩm: How to Stop Worrying & Start LivingTác giả Người Mỹ: Dale Carnegie
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét