Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của bé

Chiều cao cân nặng của bé, Bảng theo dõi  ( Theo chuẩn mới của WHO)

 Biểu đồ chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi dưới đây (được tổ chức Y tế thế giới – WHO công bố năm 2007) áp dụng cho trẻ em trên toàn thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng

 Trong bài viết này, nhãn hàng BigBB đã thu thập các dữ liệu bảng biểu chuẩn của WHO nên mức độ tin cậy là rất cao. Các bạn có thể tìm thấy biểu đồ cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao của bé trai, bé gái tại đây. Mong rằng việc theo dõi định kỳ, thường xuyên và liên tục sẽ giúp các bậc cha mẹ nâng cao được chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ kịp thời nhất. Việc đánh giá sự tăng trưởng của trẻ khách quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ chuẩn xác của việc lấy số đo cân nặng và chiều cao của trẻ.
 ( Để theo dõi chiều cao: khi trẻ chưa biết đứng, bạn có thể dùng thước dây đo khi trẻ ngủ. Khi trẻ đã biết đứng, việc sử dụng decan thước dán tường sẽ rất đơn giản và thuận lợi cho bạn khi lấy số đo chiều cao của bé)
 Bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé gái: 



















                                                 Bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé trai: 

Trên thực tế yếu tố di truyền ảnh hưởng 23% đến chiều cao thì chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Nắm vững một vài nguyên tắc sau, cha mẹ có thể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
 Chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ ... Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước.
 Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý.

Theo bác sỹ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia thì có 3 giai đoạn quyết định chiều cao của trẻ:
 - Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .
 - Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.
 - Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 - 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt .

 Tuy nhiên, khó có thể dự xác định chính xác năm nào trẻ có sự phát triển vượt trội cho nên cha mẹ vẫn phải bảo đảm đủ dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, cơ thể bé tăng chiều cao rất chậm. Đến độ tuổi 15, 16, 17 thì chiều cao trung bình ở các em nữ phát triển không đáng kể và chiều cao của các em nam thì phát triển chậm hơn.

 Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi: 
 Công thức tính cân nặng trẻ em:
 X = 9kg + 2(N-1)
 Trong đó: N là số năm.
 Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:
 X = 9kg + 2(3-1) = 13kg
 Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.

 Công thức tính chiều cao trẻ em: 
 Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.
 Công thức tính chiều cao như sau:
 X = 75 + 5(N-1)
 Trong đó: N là số năm.
 Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm
 Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.

 Cách đo chiều cao cho trẻ 
 Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.

 Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

 Bên cạnh đó cần chăm sóc trẻ tốt nhất để trẻ có đủ sức khỏe và phát triển tốt về mặt thể chất. Trên thực tế các bé dưới 5 tuổi sức đề kháng kém, trẻ bị ốm sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất và phát triển chiều cao, cân nặng. Hiện nay các nhà khoa học của Mỹ đã tìm ra hoạt chất mới giúp tăng sức đề kháng cho trẻ đó là chất trợ sinh ImmuneGamma® với tác dụng tăng khả năng miễn dịch tế bào Lympho B và Lympho T trong cơ thể. Cũng với mong muốn được bảo vệ sức khỏe của trẻ -thế hệ tương lai của đất nước các nhà khoa học của công ty IMC – nhà sản xuất TPCN hàng đầu Việt Nam đã ứng dụng thành công hoạt chất ImmuneGamma® vào sản phẩm BigBB. Sản phẩm BigBB là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được kết hợp giữa ImmuneGamma® và các cao thảo dược như: cao hoàng kỳ, cao hoài sơn, cao diếp cá và các axid amin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hay gặp ở trẻ như: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa, nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó BigBB còn cải thiện chứng biếng ăn, phòng ngừa táo bón.

https://plus.google.com/103855996378241973597/posts/NkkymgjXoo4
Cửa Hàng đồ chơi An Toàn cho Bé: http://toylandpt.com

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Cảnh báo chất độc từ đồ chơi không rõ nguồn gốc

Cảnh báo chất độc từ đồ chơi không rõ nguồn gốc
Dạo qua các cửa hàng, siêu thị bán đồ chơi trẻ em tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM cho thấy, khoảng 90% số lượng sản phẩm được bày bán có xuất xứ từ nước ngoài, trong đó hàng hóa từ Trung Quốc chiếm đa số... Với màu sắc sặc sỡ, bán rẻ chỉ từ 50.000 - 250.000 đồng/sản phẩm, nhiều sản phẩm đồ chơi bày bán lại không hề ghi đơn vị sản xuất, nhãn hiệu, tem hợp quy - CR (VN đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em từ năm 2009). Dù có thông tin về đồ chơi Trung Quốc có chứa chất độc hại, nhưng với tâm lý ham của rẻ, cho trẻ chơi vài ngày rồi bỏ nên nhiều bậc phụ huynh vẫn chọn hàng Trung Quốc mua cho con.

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ phó Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy - Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng - với giá thành quá rẻ như các thể loại đồ chơi Trung Quốc đang tung hoành trên thị trường Việt Nam thì khó có chuyện sử dụng hóa chất đạt quy chuẩn, nhựa cao cấp để sản xuất. Ông Nguyễn Hoàng Linh cũng cảnh báo, đồ chơi càng nhiều màu sắc sặc sỡ thì càng có nhiều nguy cơ chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép. Thực tế cho thấy, hiện tượng trẻ bị nhiễm độc chì âm thầm diễn ra rất phổ biến. Bởi vì khi chơi, trẻ em thường cho các loại đồ chơi vào miệng ngậm hoặc tiếp xúc qua da, từ đó chì được chuyển hóa vào cơ thể và sẽ thay thế dần canxi trong xương khiến cơ thể mềm nhũn, da lở loét...

Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ trong thành phần thường không thể thiếu phthalates - nhóm chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại... Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.

Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn... đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi... Với trẻ thường vừa chơi vừa  ngậm nên mức độ nguy hiểm càng cao hơn.


Thế giới “cảnh giác” với đồ chơi Trung Quốc

Theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức Hòa bình Xanh và IPEN trong các chiến dịch chống lại nhiễm độc hóa chất, gần 1/3 số đồ chơi Trung Quốc- trong đó có những thương hiệu có uy tín- đều chứa kim loại nặng như arsenic, cadmium, thủy ngân, antimon hay chì. Các chất này  có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh và miễn dịch của trẻ nhỏ.

Tháng 12.2012, lực lượng bảo vệ biên giới và hải quan Mỹ ở bang California vừa tịch thu gần 36.000 món đồ chơi vịt caosu xuất xứ từ Trung Quốc, do chứa hóa chất phthalates quá mức cho phép (luật Mỹ quy định đồ chơi trẻ em không được có quá 0,1% phthalates). Đây là chất độc có thể ảnh hưởng gan, thận, thậm chí dẫn đến ung thư. Chỉ trước đó 1 tháng, hải quan Pháp đã hủy 15.000 đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, bao gồm thú nhồi bông, búpbê, bút laser, súng điện tử... chứa nồng độ phthalates cao gấp 130 lần giới hạn cho phép.

Tháng 12.2012, Ủy ban Châu Âu - EC đã phát động chiến dịch chống đồ chơi giả, chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này. Ông Antonio Tajani - Cao ủy phụ trách công nghiệp EU - cho biết, những đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc thực sự là nguy hiểm đối với trẻ em, bởi chúng chứa lượng kim loại và các chất độc hại rất cao.     H.L


Cửa Hàng đồ chơi An Toàn cho Bé: http://toylandpt.com

Đồ chơi Trung Quốc chứa chất gây ung thư cao 200 lần

Đồ chơi Trung Quốc chứa chất gây ung thư cao 200 lần

Kết quả thử nghiệm trên các bánh xe đồ chơi ở mức 206.700mg/kg, cao hơn 200 lần so với quy định hàm lượng tối đa là 1.000mg/kg tại một số quốc gia Âu, Mỹ.
Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa ( Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng), kết quả kiểm tra tại Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 3 (Quatest 3) cho thấy, mẫu đồ chơi xe điều khiển dùng pin MH9996M do Trung Quốc sản xuất có hàm lượng chất phthalate vượt xa mức cho phép. Cụ thể, kết quả thử nghiệm trên các bánh xe đồ chơi ở mức 206.700mg/kg, cao hơn 200 lần so với quy định hàm lượng tối đa là 1.000mg/kg tại một số quốc gia Âu, Mỹ.

Theo các chuyên gia ngành hóa, Phthalate được biết đến là chất có tác dụng làm mềm, dẻo các vật dung, nhưng được cảnh báo có mức nguy hại rất lớn như gây rối loạn sự phát triển, có khả năng gây ung thư đối với người sử dụng.

Theo ông Trần Văn Xiêm- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa Miền Nam, trong nửa đầu năm 2013, đơn vị này đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường TPHCM kiểm tra 35 vụ buôn bán đồ chơi trẻ em và thu giữ gần 20.000 sản phẩm nhập lậu, không hóa đơn chứng từ, không kiểm định chất lượng. Trong đó, có khoảng 4.500 sản phẩm đồ chơi trẻ em bị cấm, có mức sát thương cao như súng, kiếm. Hầu hết sản phẩm đồ chơi đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo quy định, tất cả đồ chơi trẻ em phải được dán tem hợp quy CR. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường- đặc biệt là các cửa hàng bán đồ chơi nhỏ lẻ- hàng loạt đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, không tem nhãn hợp quy vẫn được bày bán tràn lan.

Cửa hàng đồ chơi An Toàn: http://toylandpt.com/
https://plus.google.com/103855996378241973597/posts/NkkymgjXoo4

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

để con tự tin, đừng bao giờ nói bé 'nhút nhát'

Nuôi dạy trẻ, để con tự tin, đừng bao giờ nói bé 'nhút nhát'

Nếu muốn con lớn lên trở thành người tự tin, mạnh mẽ, bạn đừng bao giờ đưa ra các nhận xét có tính chất tiêu cực về bé.
Đây là chia sẻ của Laura St John, một bà mẹ Mỹ 3 con, một nhà báo tự do, đồng thời cũng là người quản lý một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trẻ trên trang parentables.howstuffworks.com.
shy-children-1377603619.jpg
Đừng dán nhãn tiêu cực cho trẻ nếu muốn con tự tin - Ảnh: anationofmoms.com


Nếu bạn muốn con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ, tự tin, hãy thận trọng với các nhận xét về bé. Phần lớn chúng ta tự nhiên dán nhãn cho trẻ theo nhiều cách khác nhau: “bé thông minh lắm”, “bé thật nhút nhát”, “bé rất hiếu động”… Đặc biệt, người ta thường dễ gán ghép cho trẻ những đặc điểm tiêu cực hơn là tích cực. Trước khi sinh con, tôi từng chăm sóc hàng trăm trẻ mầm non và tôi rất sốc khi thấy các bậc phụ huynh ngang nhiên dán nhãn cho những đứa con của mình. Tôi nghĩ sẽ không bao giờ làm điều đó.

Những đứa trẻ sẽ phải làm thế nào để thay đổi đặc điểm mà người lớn đã gán cho chúng? Hiện tại, tôi có 3 đứa con rất khác nhau, và tôi biết rất khó khăn để không dán nhãn cho các bé. Tôi đã nhiều lần phải cắn lưỡi mình để tránh việc thốt ra những lời so sánh bọn trẻ với nhau. Và tôi đang sử dụng một chiến lược khá hiệu quả mà cha mẹ tôi đã áp dụng cho các chị em của mình.

Trở lại những năm 1970, cha mẹ tôi có một quyết định thú vị là sinh liền ba cô con gái trong vòng 3 năm. Khỏi cần phải nói, chúng tôi nhận được rất nhiều lời nhận xét mỗi khi đi đến đâu. “Ôi hãy nhìn những cô bé kìa”, mọi người thốt lên sau đó rồi họ bắt đầu hỏi: “Con bé này có vẻ nhút nhát nhỉ”, họ chỉ vào tôi và tiếp đó là: “Nuôi con bé này có vẻ vất vã nhỉ”.

Tuy nhiên, bố mẹ tôi luôn luôn đáp lại rằng: “Cả ba đứa đều ngoan, sáng tạo và thông minh. Chúng tôi thật may mắn”. Bố mẹ tôi đã “đánh lừa” chúng tôi và điều đó đã phát huy hiệu quả. Chị em tôi luôn cố gắng làm sao để bố mẹ mình đúng là những người may mắn như họ nghĩ. Tôi dám chắc rằng, chị em tôi ngày nay có thể trở thành những phụ nữ thành đạt, tự tin, mạnh mẽ chính là nhờ cái nhãn tích cực mà bố mẹ đã dán cho mình thời thơ ấu.

Để con trẻ tự tin, cha mẹ cần lưu ý:

Hãy để cho bé tình cờ nghe thấy những nhận xét tích cực của bạn
Được nghe lỏm những lời nhận xét tích cực về mình của cha mẹ sẽ giúp đứa trẻ mạnh mẽ hơn là được nghe trực tiếp. Bởi vì bằng cách này, đứa trẻ cảm thấy mình được cha mẹ tin tưởng hơn.
Xóa "nhút nhát" ra khỏi từ điển của bạn
Bạn càng phải chú ý nhiều hơn mỗi khi miêu tả bé bằng những từ có thể gây ra cả kết quả theo cách tiêu cực và tích cực, chẳng hạn “nhút nhát”. Khi tôi còn làm giáo viên, các phụ huynh trong buổi đầu đưa con đến lớp thường nói: “Bé nhút nhát lắm” và đứa trẻ sẽ được thể bám đu vào người bố mẹ, cúi đầu xuống và trở nên cực kỳ kém tự tin. Tất nhiên, sẽ có một số dè dặt hơn những đứa trẻ khác nhưng gán cho trẻ đặc tính này sẽ chỉ làm nó thêm thu mình vào trong vỏ ốc và càng khó khăn hơn để phá bỏ sự nhút nhát.
Giúp bé phá vỡ lớp băng trong môi trường mới
Nếu con bạn không thoải mái với những người mới hoặc môi trường mới, hãy cho bé cơ hội thoát ra khỏi vỏ ốc của mình bằng cách khuyến khích bé vượt qua những dè dặt lo lắng. Khi đi cùng bé đến một địa điểm mới, ví dụ công viên, hãy động viên bé nói chuyện với các bạn cùng lứa tuổi và những người lớn khác về những điều cụ thể mà bạn biết là bé rất hào hứng, ví dụ anh chị em của bé, các kỳ nghỉ, món đồ chơi hay hoạt động mà bé rất thích... Sau đó, vào buổi tối, bạn có thể bồi đắp sự tự tin của con bằng cách kể với người bạn đời hay người bạn thân: “Hôm nay, lúc chơi ở công viên, con bé đã thể hiện bản thân thật tuyệt. Bé đã kể với mẹ của một bạn về con chó mới của nhà mình. Em rất tự hào về cách con đã nói với cô ấy”.
Hãy chú ý cả đến những đứa trẻ khác
Hiện tại, tôi phải đối đầu với việc con trai hai tuổi được khen ngợi nhiều quá, ở bất cứ nơi nào chúng tôi đi qua. Những người lạ luôn luôn trầm trồ: “Ôi cậu bé đáng yêu quá”. Và tôi luôn phải chắc chắn rằng anh của bé cũng cảm thấy thoải mái bằng cách nói: “Vâng, cảm ơn anh chị. Cả ba cậu con trai của tôi đều dễ thương, thông minh và tất cả đều ngoan. Chúng tôi thật may mắn phải không?”.

Và tôi biết, cũng như bố mẹ tôi, tôi đang củng cố sự tự tin cho các con mình.
Cửa Hàng đồ chơi An Toàn cho Bé:http://toylandpt.com/
https://plus.google.com/103855996378241973597/posts/NkkymgjXoo4



Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi

Ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực giúp bé nhận biết thế giới xung quanh, làm gương cho con bắt chước lời nói, hành động đẹp của mình.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh, song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy hiểm.

tre3tuoi-1371548634_500x0.jpg

Mặt khác, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời làm gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau.
Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển thì ở mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, nên tùy theo đặc điểm của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ:
Đi theo tư thế đứng thẳng
Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo.
Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc "xã hội hóa" đứa trẻ:
- Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… Đây chức năng hoạt động của con người.
- Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.
- Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng chúng.
- Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.
Đặc điểm hoạt động với đồ vật
Thời kỳ trước tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng nó.
Đến tuổi đi nhà trẻ: đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là để tìm hiểu chức năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng. Ví dụ: chiếc thìa (muỗng) dùng dể xúc cơm và có cách cầm nhất định, khác với cái chén... Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này.
Hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động có đối tượng) trở thành hình thức hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ.
Khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội. Về điểm này, thái độ của người lớn rất quan trọng trong việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội để dạy cho trẻ.


Các bài viết khác